8 sai lầm tai hại khi sử dụng thiết bị tiết kiệm điện (P2)

Thiết bị tiết kiệm điện luôn là nhu cầu tất yếu và thường xuyên của người tiêu dùng. Tuy nhiên số lượng và tần xuất sử dụng càng cao thì những nguy cơ về sự cố điện cũng càng lớn. Do đó, mỗi người cần tránh những sai lầm trong quá trình sử dụng thiết bị điện.
 
1. Đổ nước vào đám cháy do điện

Tai nạn xấu nhất có thể xảy ra do chập điện là gây cháy nổ trong quá trình sử dụng thiết bị điện hàng ngày. Trong tình huống này, quan trọng là phải giữ bình tĩnh để có quyết định xử lý đúng đắn. Bởi lẽ nhiều người sẽ nghĩ đến nước và lập tức lấy nước đổ vào chỗ cháy. Tuy nhiên, nếu dòng điện gặp nước thì nó sẽ càng mạnh lên, gây nổ, và điện sẽ chạy theo dòng nước mà giật thẳng vào người, gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Biện pháp tốt nhất trong trường hợp này là dùng bình cứu hoả.  Nếu không có bình, phải lập tức ngắt aptomat điện sau đó gọi cứu hỏa.

8-sai-lam-su-dung-thiet-bi-tiet-kiem-dien-2 

Sử dụng bình cứu hỏa là biện pháp tốt nhất khi xảy ra cháy nổ do sự cố điện

2. Không để ổ điện trong tầm với của trẻ

Vấn đề trẻ nhỏ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm. Trẻ em thường rất hay tò mò mà nghịch các ổ điện dẫn đến bị điện giật. Do đó, luôn cần coi chừng trẻ nhỏ và có biện pháp phòng tránh như dùng bịt nhựa bọc các ổ điện ngang chiều cay cà trong tầm tay của trẻ. 

 8-sai-lam-su-dung-thiet-bi-tiet-kiem-dien-2

Cần lưu ý giữ trẻ cách xa các thiết bị tiết kiệm điện trong nhà

3. Không để dây điện lòng thòng

Một chú ý nữa khi dùng thiết bị điện là dây điện an toàn. Tuy rằng hiện nay các đường dây điện hầu hết được đi ngầm trong tường, nhưng vẫn cần chú ý đến hệ thống dây điện. Dây điện cần được cố định cẩn thận để không chỉ làm giảm nguy cơ vấp ngã hoặc tai nạn mà còn tránh gây mất mỹ quan, tạo cảm giác hỗn loạn. 

 8-sai-lam-su-dung-thiet-bi-tiet-kiem-dien-2

Sắp xếp thiết bị tiết kiệm điện họp lý để tránh tình trạng dây điện chằng chịt

4. Không bọc dây điện sai cách

Nếu cho rằng chỉ cần bọc dây điện bằng băng dính cách điện là an toàn thì hoàn toàn sai lầm. Bởi lẽ việc này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thoát nhiệt, gây quá tải nhiệt và chập điện. Bên cạnh đó, các loại dây điện chất lượng tốt vốn có vỏ cao su cách điện rất tốt, nên không cần thiết phải cuốn thêm băng dính cách điện. Ngoài ra, đối với các thiết bị điện khác  như máy tính, tivi, quạt, đèn tiết kiệm điện… có đủ không gian xung quanh chúng để thông gió, tản nhiệt dễ dàng.

 8-sai-lam-su-dung-thiet-bi-tiet-kiem-dien-2

Không phải lúc nào cũng cần băng dính cách điện

Ngày nay, tại nạn xảy ra do sự cố điện ngày càng tăng cao, mức độ cũng ngày càng nghiêm trọng. Để hạn chế những điều đáng tiếc này, mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện cũng như các kĩ năng phòng tránh và giải quyết khi sự cố điện xảy ra.

 

Bình luận

Extra: thiết bị tiết kiện điện, đèn tiết kiệm điện

Các tin khác

Tin Tức

Thống kê truy cập
  • Online : 1
  • Ngày hôm nay : 38
  • Tổng truy cập : 210145